Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
Trường hợp gọi đến số thuê bao của các nhà mạng Mobifone, VinaPhone, VietnamMobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu, mạng di động gọi đi phải trả cho các nhà mạng này 440 đồng/phút. Trước đây, giá cước kết nối được quy định dao động từ 500 đồng đến 550 đồng/phút.
Đối với mạng điện thoại cố định nội hạt có cuộc gọi đến mạng di động thì phải trả cho nhà mạng di động 320 đồng/phút.
Doanh nghiệp Nhà nước mua xe phải qua đấu thầu
Khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả mua xe), doanh nghiệp Nhà nước cũng phải thực hiện đấu thầu là nội dung quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, có hiệu lực từ 1/5.
Doanh nghiệp Nhà nước mua xe phải qua đấu thầu. Ảnh: Ngọc Tuấn. |
Cũng theo Nghị định, doanh nghiệp Nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm…Đối với các dự án doanh nghiệp Nhà nước là chủ đầu tư đang triển khai hoặc xây dựng dang dở được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án.
Tẩy xóa chứng từ kế toán bị phạt đến 5 triệu đồng
Cũng có hiệu lực từ 1/5, Nghị định 41/2018 của Chính phủ quy định tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng đối với cá nhân, 60 triệu đồng lên 100 triệu đồng với tổ chức.
Hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn… bị phạt 3-5 triệu đồng.
Tẩy xóa chứng từ kế toán sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng. Ảnh: Bá Chiêm. |
Nghị định cũng quy định phạt 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền; chữ ký của một người không thống nhất…
Với hành vi không tổ chức bàn giao công tác khi thay đổi kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán bị phạt đến 10 triệu đồng.
Tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt 100 triệu
Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi ngày 21/3/2018 bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự, sẽ bị xử phạt 90-100 triệu đồng.
Tự gây thiệt hại cháy nổ để hưởng tiền bảo hiểm có thể bị phạt 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Quân. |
Hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng. Riêng, hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều, là 60-70 triệu đồng, thay vì chỉ từ 10-20 triệu đồng như trước. Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/5.
Khách sạn 5 sao phải nộp 3,5 triệu đồng phí thẩm định
Theo Thông tư 34/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức thu phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hạng 1 sao, 2 sao là 1,5 triệu đồng/hồ sơ; đối với hạng 3 sao là 2 triệu đồng/hồ sơ và đối với hạng 4 sao, 5 sao mức phí này là 3,5 triệu đồng/hồ sơ.
Mức phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch là 1 triệu đồng/hồ sơ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/5.
Cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội
Quyết định 18/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Một số tổ chức tín dụng được cấp bù lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội. Ảnh: Tiến Tuấn. |
Theo đó, các khoản cho vay được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đủ các điều kiện: Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng; đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích; là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.
Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách Nhà nước cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo chương trình nhà ở là 3%, áp dụng giai đoạn 2016-2020.
Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/5, áp dụng cho các khoản giản ngân vốn vay từ ngày 10/12/2015.
Thắng Quang
Tin khác
- Trường Đại học Bạc Liêu: Tập huấn cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán mô phỏng cho giảng viên
- 7 điểm đáng chú ý nhất của Thông tư 68 về hóa đơn điện tử
- Quy định sử dụng hóa đơn điện tử
- Công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế: Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế
- Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy thực hiện theo quy định nào?
- Chính sách nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 10/2016
- Công văn 2731/TCT-CS ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Tổng cục thuế
- GIẢM BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: "TÁI CƠ CẤU CHI CHO TỪNG LĨNH VỰC"
- Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 53/2016/TT-BTC bổ sung hướng dẫn Thông tư 200/2014/TT-BTC
- HOT - Đã có bản chính thức của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016
- Dự thảo Thông tư hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Đăng nhập
Thống kê online
Đang online: | 75 |
Truy cập hôm nay: | 8 |
Truy cập hôm qua: | 10 |
Truy cập trung bình: | 17 |
Địa chỉ IP: | 3.236.112.101 |
Tổng số truy cập: | 43688 |